Ethylene Glycol là gì? Ethylene Glycol có độc không?

Ngày đăng 3/22/2023 11:42:13 AM

Ethylene glycol không phải là hợp chất hoá học quá xa lạ trong nghiên cứu và sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết đến Ethylene glycol là gì? Nó được ứng dụng thiết thực như thế nào? Ethylene glycol có độc không? Tất cả thắc mắc này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Ethylene Glycol là gì

Ethylene Glycol là gì?

Ethylene glycol là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học (CH2OH)2 hay C2H6O2. Ngoài ra, Ethylene glycol còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau:

- Ethane-1,2-diol.

- 1,2-ethanediol.

- Ethylene alcohol.

- Hypodicarbonous acid.

- 1,2-dihydroxyethane.

Ethylene glycol có thể tồn tại dưới dạng hơi trong không khí và được sử dụng cho hai mục đích chủ yếu: Là nguyên liệu thô trong sản xuất sợi polyester và làm công thức chống ăn mòn với các đặc điểm nổi bật sau đây:

Tính chất vật lý

- Trạng thái chất lỏng.

- Không màu.

- Không mùi.

- Tính chất dễ bay hơi.

- Tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ (Hầu hết).

Tính chất hoá học

Tính chất cơ bản của hợp chất hoá học của Ethylene glycol là rượu và có chứa các nguyên tố gốc (-OH). Vì vậy, tính chất hoá học của Ethylene glycol sẽ phản ứng với kim loại, Đồng II Hidroxit tạo ra phứt Hat Este hoá sẽ bị tách nước hay gặp phản ứng oxi hoá.

- PTHH1: HOCH2CH2OH+O2→(CHO)2+2H2O.

- PTHH2: Cu(OH)2+HOCH2CH2OH+O2→OHCH2−CH2O−Cu−OH2C−CH2OH+2H2O.

Ethylene Glycol có độc không

>>> Xem thêm: Xyanua là gì? Chất Xyanua độc như thế nào và nó có ở đâu?

Cách điều chế Ethylence Glycol

Cụ thể có 2 cách điều chế như sau:

Cách 1: Thủy phân Etylen oxit

Thủy phân Etylen oxit là phương pháp đang được sử dụng phổ biến để sản xuất Etylen glicol trong ngành công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, với cách điều chế này, độ chuyển hóa của Etylen oxit thường không cao. Để tạo ra Etylen glicol phải cần dùng một lượng lớn Etylen oxit, do đó phương pháp này cũng được các nhà sản xuất cân nhắc để thực hiện.

Cách 2: Oxi hóa Etilen

Oxi hóa trực tiếp Etilen giúp đem lại hiệu suất cao hơn so với phương pháp thủy phân Etylen oxit. Tuy nhiên, khi điều chế theo cách này, mọi người cần lưu ý phải sẽ cần chất xúc tác cho phản ứng là hỗn hợp PdCl2, LiCl và NaNO3 thì mới đem lại kết quả.

ứng dụng Ethylene Glycol

Ứng dụng của Ethylence Glycol

+ Ethylene glycol được sử dụng để làm dung môi, chủ yếu nhất:

- Sử dụng trong các công thức chống đông chiếm đến 50%.

- Làm nguyên liệu thô trong sản xuất polyeste.

+ Hợp chất này là phương tiện truyền nhiệt vô cùng hữu hiện:

- Làm lạnh và chất chuyển nhiệt.

- Trong lĩnh vực ô tô thực hiện chức năng truyền nhiệt đối lưu và máy làm mát bằng chất lỏng.

- Điều hòa không khí lạnh.

+ Sử dụng làm chất chống đông:

- Khả năng chống ăn mòn của hợp chất Ethylene glycol đã giúp nó trở thành một thành phần của các hỗn hợp đông lạnh để bảo quản các mô và mô sinh học ở nhiệt độ thấp.

ngộ độc Ethylene Glycol

+ Ứng dụng với vai trò như 1 hợp chất tiền chất cho Polyme:

- Trong ngành công nghiệp nhựa, Ethylene glycol là tiền thân quan trọng cho sợi polyester và nhựa. Polyethylene terephthalate được sử dụng để làm chai nhựa nước giải khát, chế tạo từ Ethylene glycol.

+ Làm chất khử nước trong ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên.

+ Với đặc điểm điểm sôi cao và ái lực với nước, Ethylene glycol là chất làm khô hữu ích.

>>> Đọc ngay: Dung môi hữu cơ là gì? Các loại dung môi hữu cơ phổ biến và ứng dụng

Ngộ độc Ethylence Glycol nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc Ethylene Glycol là gì?

Bản thân Ethylene glycol là một chất lỏng không mùi, không màu, có vị ngọt và thường được tìm thấy ở trong chất chống đông. Ngộ độc Ethylene glycol là tình trạng xảy ra do cố ý hoặc vô tình uống phải hợp chất này. Khi cơ thể phân giải Ethylene glycol, nó sẽ bị tách thành axit olaxit và axit glycolic gây ra độc tính. Thông thường, bạn có thể tiếp xúc với nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp với Ethylene glycol.

+ Tiếp xúc có thể xảy ra nếu bạn làm việc trong các cơ sở sản xuất tập trung các thành phần:

- Chất chống đông.

- Nhiếp ảnh.

- Sơn latex.

- Chất làm nguội.

- Dầu phanh.

+ Hoặc thông qua việc sử dụng:

- Mỹ phẩm.

- Thuốc chứa Ethylene glycol.

Các triệu chứng ngộ độc Ethylene glycol thường gặp

điều chế ethylence glycol

Tiếp xúc với một liều lượng thấp của Ethylene glycol cũng có thể gây ra các triệu chứng:

- Buồn nôn, ói mửa.

- Thở nhanh.

- Hạ thân nhiệt.

- Liệt mặt, hoa mắt.

- Huyết áp thấp hoặc cao.

- Nhịp tim nhanh.

- Nhức đầu.

- Mất phương hướng.

- Cảm giác say rượu, bị kích thích da, mắt, mũi và cổ họng.

Các trường hợp ngộ độc Ethylene glycol thường sẽ bao gồm 2 giai đoạn với triệu chứng nặng dần:

- Giai đoạn đầu: Triệu chứng nhiễm độc, nôn mửa và đau bụng.

- Giai đoạn sau: Giảm mức độ ý thức, đau đầu và co giật, lâu dài hơn có thể bao gồm suy thận và tổn thương não (Thậm chí có thể tử vong).

Một số phương pháp điều trị nhiễm độc Ethylene Glycol hiệu quả

Nếu phát hiện sớm và tiến hành điều trị ngay lập tức có thể tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị nhiễm độc Ethylene glycol căn cứ dựa trên tình trạng và mức độ ngộ độc của người bệnh. Về cơ bản, điều trị bao gồm việc cân bằng người bệnh, sau đó là sử dụng thuốc giải độc.

- Thuốc giải độc được ưu tiên sử dụng là Fomepizole với Ethanol (nếu không có sẵn).

- Thẩm tách máu cũng có thể được áp dụng tại những nơi có tổn thương nội tạng hoặc mức độ nhiễm toan cao.

- Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm: Natri bicarbonat, thiamine và magie.

Lời kết

Ngộ độc Ethylene Glycol rất nguy hiểm và cần phải được xử lý nhanh chóng nếu như không muốn gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Hi vọng qua bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về hợp chất Ethylene glycol là gì cũng như các thông tin liên quan đến hợp chất này để có phương pháp phòng chống tốt nhất khi tiếp xúc với Ethylene glycol. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn trong các bài chia sẻ khác!

>>> Bài viết liên quan: Lưu huỳnh công nghiệp với sức khỏe con người

Để lại bình luận của bạn