Hướng dẫn sử dụng bột nở phá đá

Ngày đăng 11/10/2014 3:29:11 PM

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘT NỞ PHÁ ĐÁ

 

Các bước thực hiện: Khoan lỗ -- Trộn bột – Nạp vữa – Phản ứng tách phá

 

I. Khoan Lỗ

1. Đường kính lỗ khoan

Đường kính lỗ khoan dùng để nạp vữa từ 36- 42 mm. Đường kính tối ưu là 38mm

2. Chiều sâu lỗ khoan
  1. Chiều sâu lỗ khoan tối đa là 8m
  2. Chiều sâu lỗ khoan tối thiểu phải gấp 4 lần đường kính lỗ. VD: Đường kính lỗ khoan là 38mm thì chiều sâu tối thiểu là 152 mm
  3. Chiều sâu lỗ khoan phụ thuộc vào loại vật liệu và dạng khai thác, chiều sâu lỗ khoan xác định như sau:

Dạng vật liệu

Chiều sâu lỗ khoan

Đá tảng( đá mồ côi)

80% chiều cao khối đá

Đá liền khối pha băng

105% chiều cao băng

Bê tông

90% chiều cao khối bê tông

3. Góc khoan

Thích hợp nhất là khoan lỗ thẳng đứng. Trong trường hợp chiều dày khối vật liệu mỏng phải khoan nghiêng 45- 60° với bề mặt vật liệu để lỗ khoan đạt độ sâu lớn hơn 4 lần đường kính lỗ tránh trào phụt bột và tăng hiệu quả tách phá.

4. Khoảng cách giữa các lỗ khoan

Khoảng cách giữa các lỗ khoan phụ thuộc vào loại đá, kích thước khối đá cần tách, số mặt tự do, lượng cốt thép( với bê tông cốt thép),… Với mỗi loại đá và bê tông cần khoan, nạp vữa thử nghiệp trước để xác định khoảng cách khoan chính thức cho phương án tách phá. Khi dùng lỗ khoan φ38 hoặc φ40 có thể lấy khoảng cách giữa các lỗ khoan như sau:

 

Vật liệu cần tách phá

Khoảng cách giữa các lỗ khoan

(cm)

Đá mềm

35-45

Đá cứng trung bình

30-40

Đá rất cứng

25-35

Bê tông thường

35-45

Bê tông cốt thép

20-30

Khoảng cách từ lỗ khoan ngoài cùng tới mặt thoáng bên lấy bằng ½ khoảng cách giữa các lỗ khoan

5. Sơ đồ khoan

Có thể ứng dụng BỘT NỞ TÁCH ĐÁ  vào nhiều dạng khai thác đá và xây dựng khác nhau.

Một số sơ đồ khoan sau là những trường hợp điển hình trong khai thác và phá dỡ đá và bê tông

a.Đá tảng ( đá mồ côi)

 

b.Đá liền khối pha băng

 

c. Đá liền khối cắt chữ “ V”

 

Phần (1) nạp vữa tách moi lấy trước khối chữ “ V” sau đó mới nạp phần (2). Trường hợp cần tách moi sâu hơn thì thực hiện moi nối tiếp lần 2 ở phía dưới tương tự như lần 1.

d. Phá dỡ bê tông cốt thép

II. Trộn bột

Dụng cụ:

- Xô trộn dung tích 10 -15 lít

- Thiết bị trộn: máy khoan lắp que trộn cơ mấu chữ “ T” ở đầu. Có thể trộn tay bằng que trộn có bản rộng 3- 5cm

- Bình đong nước

- Thiết bị bảo hộ: kính bảo hộ, găng tay cao su, khẩu trang

Nước trộn

- Chỉ dùng nước sạch, trong ( nước máy, nước giếng, nước mưa…) Nước không được lẫn dầu hoặc tạp chất hữu cơ khác.

- Nhiệt độ nước dùng không quá nhiệt độ cho phép đối với mỗi loại bột.

- Khi nhiệt độ không khí trên 30°C nên dùng nước có nhiệt độ dưới 15°C  cho BỘT NỞ TÁCH ĐÁ loại 1

Trộn bột

- Đo nhiệt độ môi trường và chọn loại bột thích hợp. Nếu dùng bột ở nhiệt độ tháp hơn giới hạn dưới của dải nhiệt độ cho mỗi loại bột, thời gian tách sẽ lớn hơn. Nhiệt độ cao hơn giới hạn trên sẽ nhanh nhưng bột dễ bị bắn phụt. Nếu trộn và nạp bột vào sáng sớm, mỗi lần trộn 1 bao BỘT NỞ TÁCH ĐÁ

 - Đong 1,5- 1,7 l nước sạch vào bình chứa, sau đó từ từ dốc 1 bao (5kg) BỘT NỞ TÁCH ĐÁ  vào nước và khuấy mạnh đều tay để bột thấm nhuyễn đều nước.. Không được để bột vón cục hoặc lỏng không đều. Nên một người đổ bột, một người khuấy trộn.

- Nếu đá hoặc bê tông vượt quá 20°, thêm 150g nước bổ sung cho mỗi bao( 5kg)

- Nếu vữa BỘT NỞ TÁCH ĐÁ sau khi trộn đặc khó rót đổ vào lỗ khoan có thể cho thêm 1 lượng nước để trộn lỏng nhuyễn nhưng tổng lượng nước không nên quá 35% ( 1,8 lít cho 5kg BỘT NỞ TÁCH ĐÁ ). Nhiều nước, lực trương nở của bột giảm.

- Thời gian trộn 1 bao bột(5kg) chỉ nên trong vòng 2-3phút

  

III.Nạp vữa

Nạp vữa vào lỗ khoan

- Sau khi trộn, trong vòng thời gian 5 phút phải nạp hết vữa BỘT NỞ TÁCH ĐÁ vào các lỗ khoan. Nạp vữa bằng cách rót trực tiếp hoặc dùng phễu có lỗ dẫn rộng. Rót từ từ để không có khối vữa lớn chèn lấp lỗ khoan tạo túi không khí trong cột vữa. Có thể dùng que xăm chọc để vữa rơi đều và không có túi khí

- Thổi bụi khỏi lỗ khoan sau đó đổ vữa vào lỗ sao cho vữa cách miệng lỗ 30mm. Đổ hết lỗ khoan này tới lỗ khoan khác. Hết hàng này sang hàng khác.

- Khi nạp hết mẻ vữa, dùng miếng cao su vét sạch rồi rửa qua dụng cụ trộn mới tiếp hành trộn, nạp mẻ khác.

Sử dụng túi polyetylen lót lỗ khoan.

- Khi có khe trống, lớp đất sét dày giữa lòng vật thể cần tách phá hoặc khai thác, thi công trong môi trường nước cần sử dụng túi dạn ống polyetylen mỏng có đường kính lớn hơn đường kính lỗ khoan một chút để lót lỗ khoan. Dùng bơm có vòi bơm nạp vữa từ đáy lỗ khoan và vừa bơm vừa rút từ từ vòi bơm, Nếu miệng lỗ khoan có nước thì buộc chặt túi để tránh vữa bị nước làm loãng.

Hỗ trợ sau nạp vữa

- Các lỗ khoan sau nạp vữa không cần trám bịt, nút chặt. Trường hợp có mưa có thể lấy nylon che đậy. Trời nóng có thể che ánh nắng trực tiếp vào miệng lỗ khoan bằng lá cây hoặc cỏ khô ẩm

- Đeo kính bảo hộ khi cần lại gần kiểm tra xác định vết nứt

- Thông thường ở nhiệt độ 25 độ C, đá sẽ tách phá sau khi nạp bột 5,5h còn bê tông là 3h.

- Chờ BỘT NỞ TÁCH ĐÁ  tách hết chiều sâu mới bẩy kéo chuyển đá hoặc bê tông để sử dụng hết hiệu quả của bột.

VÍ DỤ:

Muốn khai thác đá hoa hoặc đá granite với kích thước 200cm x200cm x200cm

Quy định rằng đường kính lỗ khoan thô là 38mm. Có 9 lỗ theo phương thẳng đứng và 5 lỗ theo phương nằm ngang, tổng cộng 14 lỗ

Dung tích mỗi lỗ là: 1,9cm x 1,9cm x 3,14 x 200cm =2,267 cm3 Mức tiêu thụ chuẩn của BỘT NỞ TÁCH ĐÁ là 1,6g/ cm3

Tổng mức tiêu thụ cho 1 lỗ là 2267 x 1,6= 3627g= 3,63 kg

Tổng mức tiêu thụ cho 14 lỗ là 3,63 kg x 14= 50kg

Mức tiêu thụ tiêu chuẩn cho đá hoa và đá granite 50kg ÷ 8m3= 6,25 kg/m3

MỨC TIÊU THỤ THỰC TẾ CÓ THỂ CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI CÁCH BÀI TRÍ LỖ KHOAN, ĐỘ RẮN CỦA ĐÁ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

 

(Nguyên liệu sau khi sử dụng BỘT NỞ TÁCH ĐÁ)