KẼM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Ngày đăng 9/28/2013 10:06:13 PM

Kẽm

Ký hiệu: Zn
Phương pháp phân tích:

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Kẽm cho cây trồng

Cây hút kẽm ở dạng Ion hòa tan trong nước.

* Tác động của kẽm đến quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng:

Kẽm có tác động đến các quá trình sinh lý sinh hóa sau đây: dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng và sự cố định N) sự hố hấp, sự quang hợp, sự tổng hợp hữu cơ (gluxid, protit, axit nucleic và chất điều hòa sinh trưởng), sự vận chuyển (sự thoát hơ nước và sự chuyển hóa gluxit) sự sinh trưởng (tạo các mô mới) và khả năng chống lạnh chống nóng của cây. Zn ảnh hưởng đến sự tạo thành nhiều loại hợp chất quan trọng trong cây như đường bột, protit, các phootpholipit, vitamin C, auxin, các phenol, tamin, các protein và enzym.

Hàm lượng Zn trong cây thay đổi từ 15-22 mg/kg chất khô. Nhiều cây trồng  thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm. Các loại cây thể hiện nhu cầu bón nhất là: lúa, ngô, cây ăn quả như cam quít bưởi, chanh, đào, lê, táo. Trong các cây họ đậu thì các cây đậu ăn quả non đậu cô ve, cô bơ, đậu đũa thường thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm.

* Biểu hiện của cây trồng thiếu kẽm

Thiếu kẽm (zn) lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá, kể cả gân lá, chóp lá và mép.

+ Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống).

+ Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc màu đỏ tía giữa các gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá.

+ Ở lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng.

+ Ở chanh, cam xuất hiện úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chết.

* Kẽm trong đất

Dự trữ kẽm trong lớp đất mặt khoảng 120-170 kg/ha. Lượng kẽm dễ tiêu thay đổi theo pH, hàm lượng lân, chất hữu cơ và sét. Kém hòa tan nhiều khi pH quá chua hoặc quá kiềm. Trong khoảng pH 6-8, kẽm thường khó hòa tan.

Hiện tượng Zn thiếu kẽm thường xảy ra ở đất có hàm lượng P cao. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng giữa P và Zn trong đất có mối quan hệ rõ rệt. Nếu trong đất có nhiều một trong hai yếu tố sẽ làm giảm khả năng cung cấp yếu tố kia. Trong đất thiêu  một yếu tố nào đó, bón thê yếu tố nào đó sẽ dẫn đến sự thiếu yếu tố kia. Vì vậy nên gia thêm thành phần kẽm vào lân. Cơ chế của hiện tượng này tới nay chưa được nghiên cứu kỹ. Giải thích bằng hiện tượng kết tủa phooootphat kẽm chưa đủ để làm rõ vấn đề.

Sự thiếu Zn cũng thể hiện ở nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ cao, đặc biệt là các loại đất bón quá nhiều phân chuồng. Người ta cũng nhận xét thấy sự thiếu kẽm khi đất được tiệt trùng băng nồi hấp hay formalin. Vì vậy người ta cho rằng hiện tượng thiếu Zn xảy ra khi bón phân hữu cơ, cũng như khi bón nhiều phân lân là do hoạt động của vi sinh vật. Trong các trường hợp có nhiều P và chất hữu cơ, vi sinh vật hoạt động mạnh và cố định Zn.

Nhiều kết quả thí nghiên cứu còn cho thấy rằng các khoáng sét và các cacbonat canxi và magiê có khả năng hút mạnh kẽm. Vì vậy kẽm di động ít trong đất và ít bị rửa trôi và mất đi. Nhưng các kết quả này cũng lại cho thấy rằng đất nặng, trung tính và kiềm chiều MgCO3, CaMg(CO2)2 hoặc CaCO3 thường thiếu Zn.

* Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có kẽm:

1.  Kẽm sunfat (ZnSO4.H2O) - Kẽm sunfat mono hydrat

Dạng bột màu trắng

Hàm lượng: Zn: 35 %; S: 17 %

2. Kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O) - Kẽm sunfat heptahydrat

Dạng bột màu trắng

Hàm lượng Zn: 23%; S: 11 %

3. Kẽm sunfat hydroxit (ZnSO4.4Zn(OH)2)

Hàm lượng Zn: 55%; S: 5,4 %

4. Kẽm clorua (ZnCl2)

Hàm lượng Zn: 52% kẽm,

5. Kẽm nung chảy với silicat

Hàm lượng Zn: 28-40%

6. Kẽm oxit (ZnO):

Hàm lượng Zn: 78%

7. Kẽm cacbonat (ZnCO3)

Công thức phân tử đầy đủ: ZnCO3.2Zn(OH)2H2O

Hàm lượng Zn: 52%

Dạng bột màu trắng

Hòa tan tốt trong axit, kiềm và dung dịch muối amoni, không tan trong nước

8. Kẽm sunfit (ZnS)

Hàm lượng Zn: 67%; S: 32%

9. Kẽm phôtphat (Zn3(PO4)2)

Hàm lượng Zn %                45                  45                 45

Phosphate %                    20-30             40-46            43-47

The PH value                     6-8                5-7               5-7

10. Phân Kẽm Chelate (nEDTA-ZN-15)

Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, zinc disodium complex

Công thức hóa học: EDTA-ZnNa2 (C10H12N2O8ZnNa2)

Hình thức sản phẩm: Bột màu trắng

Hàm lượng Zn chelated: 15%

pH (ở nồng độ 1%) 6-7 6.23

11. Phân Kẽm Chelate (nEDTA-ZN-9)

Công thức hóa học: EDTA-Zn(NH4)2

Hình thức sản phẩm: Không màu, màu vàng nhạt hoặc chất lỏng trong suốt.

Hàm lượng Zn chelated: 9%

pH (ở nồng độ 1%) 6.0-9.0

12. Bột kim loại Kẽm nano

Là loại kẽm kim loại có kích thước siêu nhỏ, diện tích bề mặt cực lớn, bột nano kẽm phản ứng với các halogenua hữa cơ tạo thành hợp chất organozinc (kẽm nano hữu cơ)...

Hình thức sản phẩm: dạng bột màu xám

Kích thước hạt trung bình: 75-125 nm

Trung tâm NCPT SP
Nguồn:tiennong