Hóa chất bảo quản gỗ ngoài trời chống nấm mốc,mục, mối mọt, hà biển

Ngày đăng 9/20/2013 5:01:24 PM

Hồ tiêu và Thanh long là các loại cây trồng nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Cây Hồ tiêu, Thanh long trong quá trình phát triển cần có trụ chống để leo bám. Trước đây, người dân thường dùng gỗ lõi của các loại gỗ quý rừng tự nhiên có độ bền tốt làm trụ chống. Đến nay, các loại gỗ quý đã bị khai thác quá mức không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Gỗ rừng trồng như bạch đàn, keo lai của nước ta có trữ lượng ngày càng tăng, đang dần thay thế gỗ rừng tự nhiên phục vụ các mục đích sử dụng. Tuy nhiên, gỗ rừng trồng có độ bền tự nhiên thấp, khi sử dụng ngoài trời làm trụ chống cho Hồ tiêu và Thanh long, nếu không được xử lý bảo quản, gỗ sẽ nhanh chóng bị sâu nấm phá huỷ.
Một số loại gỗ bạch đàn và keo đã được nghiên cứu xử lý bảo quản bằng chế phẩm  TimberGuard CC của công ty hóa chất Tarzin ( Tây Ban Nhà).

TimberGuard CC là hỗn hợp của các hóa chất thân thiện với môi trường được dùng trong ngâm tẩm các loại gỗ do công ty Tarzin Chemicals(TZ)(Tây Ban Nha) nghiên cứu và phát triển.

 TimberGuardCC được dùng để bảo vệ gỗ chống dài hạn các loại nấm mốc, mối mọt, hà biển tấn công lên gỗ trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và môi trường sống bên ngoài. Đặc biệt TimberGuard CC ứng dụng cho bảo quản các loại gỗ ngoài trời như: Cột điện, Tà vẹt tàu, trụ cây trồng  tiêu, thanh long, gỗ xây dựng.

 Những lợi ích khi sử dụng TimberGuard

-          Thành phần hoạt tính chính là CuSO4 và Cr2O3 là hoạt chất  thân thiên với môi trường, cây trồng, con người, không ảnh hưởng đến sinh thái cây Hồ Tiêu, Thanh Long.

-          Đã được kiểm tra tại phòng thí nghiệm Queensland (Úc) như là chất chống mốc, mối mọt hiệu quả, hoạt chất là không ảnh hưởng sinh thái môi trường và cây trồng.

-          Sử dụng Timber Guard để xử lý các loại gỗ giá thành thấp như Keo lai, Tràm để thay thế các loại vật liệu khác  làm trụ chống cho cây Hồ tiêu, Thanh long với chi phí vật liệu thấp hơn và năng suất cây trồng cao hơn như: Gỗ rừng tự nhiên, trụ gạch, bê tông,  hiệu quả và an toàn hơn các loại trụ trồng bằng cây sống như trôm..

-          Gỗ tẩm đạt lượng thuốc thấm từ 7kg/m3 gỗ trở lên có khả năng phòng chống nấm mục và côn trùng tốt trong thời gian dài. Thời gian sử dụng của gỗ tẩm thuốc TimberGuard kéo dài gấp 3 - 4 lần so với gỗ không được bảo quản.

-          Chi phí cây keo lai, tràm tại địa phương + Chi phí chế phẩm Timber guard CC 15,000Vnd/cây đường kính>20cm, dài>2m.

Phương pháp xử lý gỗ với TimberGuard CC (CCA compound)

Bảo quản theo phương pháp ngâm thường bằng TimberGuard CC dạng bột:

  1. Gỗ nguyên liệu: Ngoài bạch đàn, keo có thể áp dụng cho cả các loài gỗ rừng tự nhiên hoặc gỗ rừng trồng khác được bóc vỏ trước khi ngâm tẩm, đường kính ≥18cm, dài ≥2m phù hợp với kích thước tiêu chuẩn làm trụ thanh long
  2. Chế phẩm TimberGuard: Có dạng bột được pha với nước sạch nồng độ dung dịch 10 -15%.
  3. Trang thiết bị ngâm tẩm gồm có: Bể ngâm có thể được xây bằng gạch hay bằng kim loại; thùng, bể pha và chứa dung dịch thuốc; máy bơm, cân; các dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, ủng cao su v.v…
  4.  Các bước ngâm tẩm: Đầu tiên xếp gỗ vào bể ngâm tẩm, đóng chốt để dìm cho gỗ luôn chìm trong dung dịch. Tiếp theo bơm dung dịch TimberGuard CC vào ngập gỗ ít nhất 10cm. Thời gian ngâm tùy theo độ ẩm của gỗ nguyên liệu trước khi xử lý: 15 ngày với gỗ có độ ẩm < 50% và 20-25 ngày ngày với gỗ có độ ẩm ≥ 50%. Vớt và kê xếp gỗ nơi khô ráo, có mái che cho gỗ khô từ từ, thuốc ổn định trong gỗ sau khi kết thúc giai đoạn ngâm chế phẩm TimberGuard CC.
  5. Kiểm tra nồng độ chế phẩm sau mỗi lần ngâm tẩm và pha bổ sung trước khi ngâm tiếp các đợt tiếp theo: Dùng Bome kế đo nồng độ dung dịch còn lại trong 1.000ml đem so sánh với 1.000ml của nồng độ chuẩn 15% chế phẩm Timber Guard CC mới pha, nếu thiếu thì pha bổ sung trước khi cho gỗ vào ngâm tiếp theo công thức: M = V (N1-N2): 100; trong đó: M là khối lượng chế phẩm TimberGuard CC cần được pha bổ sung (kg), V là lượng dung dịch có trong bể ngâm (lít), N1 là nồng độ dung dịch cần thiết để ngâm tẩm (%), N2 là nồng độ dung dịch còn lại trong bể ngâm (%).