Tổng quan công nghiệp hóa chất Việt Nam

Ngày đăng 8/10/2013 9:56:59 PM

Đặc điểm của ngành công nghiệp hoá chất là đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành công nghiệp này có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp... Công nghiệp hoá chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một nước. Đó là một ngành kinh tế – kỹ thuật chủ lực của đất nước.

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, những cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp - nông nghiệp. Nhu cầu về nguyên liệu hoá chất cũng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng sản xuất hoá chất hằng năm là 15%. Sự tăng trưởng kinh tế đó đẫn đến gia tăng lượng chất thải và phát sinh nhiều chủng loại chất thải độc hại. Tình trạng đó đã tác động đến môi trường. Việt Nam đang trong tình trạng thiệt hại về môi trường ở mức cao (khoảng 10% GDP) và giá trị này đang có khuynh hướng gia tăng (theo TS. Trương Mạnh Tiến). Các dây chuyền sản xuất hoá chất hoặc có sử dụng hoặc thiếu nhiều trang bị an toàn. Công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá chất còn chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hoá chất độc hại trong dây chuyền chưa được thay thế. Các cơ sở sản xuất còn thiếu hệ thống xử lý chất thải.

Theo số liệu điều tra của Bộ Công nghiệp Việt Nam và cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản (JICA) cả nước có 3.311 nhà máy đã được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đa số các cơ sở đóng tại khu vực dân cư. Các nguồn gây ô nhiễm phân bố ở các ngành công nghiệp thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng. Trong đó, công nghiệp hoá chất chiếm tỉ lệ khá cao, 432 nhà máy (chiến 12,3%). Trong những năm qua, nhiều sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất đã xảy ra. Nổi bật là vụ rò rỉ khí mêtan ngày 11/01/1999 ở mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh làm 19 người chết, 12 người bị thương; hay vụ ngạt khí mêtan ngày 06/07/2000 tại công ty thủy sản Cam Ranh, Khánh Hoà làm 4 người chết (theo “hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000”, báo cáo của Bộ KHCN&MT trình Quốc hội khoá X). Vấn đề môi trường ở các nhà máy sản xuất hoá chất thường xuyên được đặt ra. Tại mỗi nhà máy cần có những đánh giá tình trạng môi trường và hiệu quả của những biện pháp kiểm soát môi trường tại cơ sở.

Công nghiệp Việt Nam đặt ra nhu cầu về xử lý – tận dụng chất thải của ngành hoá chất và đây cũng là nhiệm vụ của ngành hoá chất trong quá trình xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững.

Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam

Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam bắt đầu được xây dựng trên quy mô lớn từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển nhanh chóng, công nhiệp Việt Nam đã trở thành một nhành kinh tế kỹ thuật độc lập. Năm 1969, Nhà nước đã quyết định thành lập Tổng cục Hóa chất Việt Nam. Những năm 1980 – 1985 công nghiệp hoá chất là một trong những ngành thể hiện rõ tính chủ đạo của công nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo 70% tổng giá trị sản lượng toàn ngành. Năm 1985, công nghiệp hoá chất chiếm tỉ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp Việt Nam (10,6%). Thời kỳ đổi mới, từ 1986, công nghiệp hoá chất nước ta phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng của ngành cao nhất là thời kỳ 1991-1995, đạt mức 20%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp.

Đến tháng 12/1995, Nhà nước đã quyết định thành lập Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM) thuộc Bộ Công Nghiệp theo mô hình tổng công ty mạnh. Năm năm cuối thế kỷ XX, ngành công nghiệp hoá chất cũng có tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế. Tổng sản lượng toành ngành hoá chất phân bố như sau: quốc doanh địa phương chiếm 24%, quốc doanh trung ương chiến 44,8%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 20,9%, các thành phần kinh tế khác chiếm 10,3%. (Số liệu năm 1998). (theo Nguyễn Xuân Thuý).

Các chuyên ngành chính của công nghiệp hoá chất Việt Nam là:

  • Phân bón;
  • Hoá chất bảo vệ thực vật;
  • Hoá chất cơ bản; sản phẩm cao su, nhựa;
  • Chất tẩy rửa;
  • Điện hoá;
  • Sơn, chất dẻo.

Trong năm 1999, công nghiệp hoá chất đã đạt được sản lượng phân lân 1.000 tấn, phân ure110.000 tấn; thuốc trừ sâu: 15.000 tấn; chất tẩy rửa: 97.000 tấn; xút: 15.000 tấn; pin: 150 triệu chiếc; lốp xe đạp: 8 triệu chiếc.

Đánh giá tình hình phát triển công nghiệp hoá chất Việt Nam hiện nay

Đánh giá về công nghiệp hoá chất Việt Nam, tại Hội thảo Quốc gia “định hướng phát triển ngành hoá học và công nghiệp hoá chất Việt Nam trước thềm thiên niên kỷ mới” tháng 4/2000, ông Nguyễn Xuân Thúy, Tổng Giám đốc TCTHC Việt Nam đã nêu rõ: “công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, một số ngành cơ bản như hoá dầu, hoá hữu cơ cơ bản chưa hình thành hoặc mới bắt đầu. Ngành công nghiệp hoá chất chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế khác”. Nhiều sản phẩm thiết yếu như soda, chất dẻo, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm.. Việt Nam vẫn chưa xuất được. Những ngành sản xuất sử dụng các nguyên liệu này chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu.

Công nghiệp hoá chất chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu công nghiệp nước ta: 11,2%. Tuy nhiên, so với các nước mới phát triển ở khu vực Đông Nam Á thì năng lực sản xuất hoá chất của nước ta còn quá nhỏ bé.

Hoá chất cơ bản tuy là lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, nhưng hiện nay vai trò của nó còn hạn chế. Công nghiệp hoá chất cơ bản ở nước ta chưa sản xuất được các loại hóa chất hữu cơ cơ bản (metanol, etanol, cloroform, axetadehyt, benzen, toluen,…), thiếu một số hoá chất vô cơ cơ bản có nhu cầu lớn như axit nitric, axit photphoric, soda… chưa phát triển được các sản phẩm hoá chất tinh khiết sử dụng trong dược phẩm, chế biến thực phẩm, cao su, nghiên cứu khoa học…, chưa có khả năng sản xuất các loại nguyên liệu nhựa.

Với đặc điểm một nước nông nghiệp, công nghiệp hoá chất Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển hoá chất phục vụ nông nghiệp. Chiến lược sản xuất phân bón trong nước vẫn đang không ngừng tăng sản lượng ở mức 10%/năm. Tuy nhiên, hiện nay năng lực sản xuất phân bón nước ta mới đáp ứng được 45% nhu cầu trong nông nghiệp. Điểm yếu của ngành công nghiệp sản xuất phân bón nội địa hiện nay là không đa đạng chủng loại phân bón. Nhu cầu về DAP, phân đạm, ure phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Công nghiệp hoá chất Việt Nam phân bố ở ba vùng tập trung: Hà Nội – Hải Phòng; TPHCM – Đồng Nai; Vĩnh Phúc – Lào Cai.

Đến nay, TCTHC Việt Nam gồm có 46 đơn vị thành viên và 17 công ty liên doanh trong nước và với nước ngoài. Tổng Công ty sản xuất 33 nhóm sản phẩm chủ yếu phục vụ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng gồm:

Hoá chất phục vụ nông nghiệp

  • Phân bón: phân lân (lân nung chảy, DAP…), phân đạm (urê,…), phân NPK,
  • Hoá chất bảo vệ thực vật;

Hoá chất vô cơ cơ bản

  • Xút, soda, axit sulfuric, axit clohydric, axit photphoric,…

Hoá chất công nghiệp

  • Đất đèn (CaC2), oxy (O2), cacbonic (CO2), than hoạt tính (C), amoniac, phụ gia sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa (PVC, DOP…)…

Hoá chất tiêu dùng

  • Xăng dầu, chất tẩy rửa, cao su, pin ắc quy, sơn…

Năm 2000 giá trị tổng sản lượng của công ty đạt 6.227 tỉ đồng, tăng 19,7% so với năm 1999. (theo Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam)

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam

Với nhu cầu phát triển để hội nhập với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế, ngành hoá chất Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển ngành đến 2010 và 2015. Mục tiêu phát triển công nghiệp hoá chất nước ta là tập trung vào những lĩnh vực có tính chất then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Đó là các hoá chất phục vụ nông nghiệp, cao su, hoá chất cơ bản.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010 đã xác định phát triển công nghiệp hoá chất cơ bản, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng hoá chất cơ bản phù hợp với công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả. Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân đạt 10 – 10,5%/năm. Mục tiêu của ngành hoá chất đạt mức tăng trưởng 25% trong giai đoạn 2001-2010.

Kế hoạch phát triển ngành hoá chất Việt Nam 5 năm 2001 – 2005 đã xác định mục tiêu là:

  • Từng bước xây dựng ngành hoá chất có cơ cấu hợp lý và hiện đại, hình thành các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất quy mô lớn với công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả tài nguyên trong nước, đáp ứng yêu cầu thị trường và thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài;
  • Tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn, các hình thức đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư mới như: phân đạm urê; diamoniphotphat (DAP); xút (NaOH); soda (Na2CO3); săm lốp ô tô, máy kéo và một số sản phẩm có giá trị cao;
  • Nhanh chóng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện có để sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn trong nước, có lợi thế về nguyên, vật liệu, có khả năng cạnh tranh như: phân lân chế biến; phân bón hỗn hợp NPK; săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy; axit photphoric (H3PO4); tripolyphotphat; xút (NaOH); axit sulfuric (H2SO4); bột nhẹ; ắc quy;
  • Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt trên 15%.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ kế hoạch cũng đã nêu rõ phương phướng phát triển sản xuất hoá chất cơ bản là đẩy mạnh sản xuất các hoá chất cơ bản truyền thống (axit sulfuric, axit photphoric, axit clohydric, tripolyphotphat, bột nhẹ…) đáp ứng nhu cầu thị trường, nghiên cứu chuẩn bị đầu tư sản xuất xút và soda quy mô lớn, phục vụ cho phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, luyện kim và lọc dầu.

Định hướng cơ bản của chiến lược phát triển TCTHC Việt Nam đến năm 2015 là phát huy lợi thế về tài nguyên khoáng sản và thực vật để đẩy mạnh lãnh vực phân bón, cao su, hoá chất vô cơ, hoá dược, hoá dầu. Đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để xây dựng một ngành công nghiệp hoá chất phát triển cân đối, hiện đại, phát huy đến mức cao nhất tiềm lực đối với nền kinh tế và quốc phòng.

Năm 2000, tổng giá trị sản lượng toàn ngành tăng 19,72% so với năm 1999. Trong đó, sản xuất phân bón chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm: 47, sản phẩm cao su chiếm 16%. Toàn ngành công nghiệp Việt Nam đặt chỉ tiêu tăng trưởng 15% trong năm 2001. trong đó, TCTHC Việt Nam là đơn vị sản xuất hoá chất cơ bản chủ đạo của cả nước đã đặt chỉ tiêu 14-15%..

So với các nước Đông Nam Á khác như Indonexia, Thái Lan, Xingapo thì công nghiệp hoá chất Việt Nam hãy còn nhỏ bé. Cho tới nay, chúng ta chỉ mới khai thác dầu thô, đang xây dựng nhà máy lọc dầu. Có công nghiệp hoá dầu mới phát triển mạnh các ngành sản xuất hoá chất hữu cơ và sản phẩm từ háo chất hữu cơ như sản xuất phân đạm, sợi hoá học, sơ, chất dẻo… Khai thác khoáng sản ở ta cũng chưa phát triển, chỉ ở mức xuất khẩu quặng, chưa có công nghệ chế biến tiên tiến. Ngành sản xuất hoá chất vô cơ chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trước tình hình đó, cần có đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá chất để tránh khả năng tụt hậu. Đồng thời, trong những năm tới, với quy mô phát triển của ngành, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất hoá chất vẫn tiếp tục được đặt ra cho người quản lý và các nhà khoa học.


Tài liệu tham khảo

  1. A. J. Lainer. Sản xuất Alumin. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. H Nội. 1978.
  2. A.P.Kreskov. Cơ sở hố học phn tích. Tập 1. Cơ sở lý thuyết phn tích định tính. Nh xuất bản đại học v trung học chuyn nghiệp, nh xuất bản Mir.
  3. A.P.Kreskov. Cơ sở hoá học phn tích. Tập 2. Cơ sở lý thuyết phn tích định lượng. Nh xuất bản đại học v trung học chuyn nghiệp, nh xuất bản Mir.
  4. Acmetov. Hố học vơ cơ. 2 tập. 1978.
  5. Akio Kainuma, amoru Takahashi, Takashi Higuchi, Den Itho. “Ultilization of filter pressed Bauxite residue”. Tomakomai works, Nippon Light Metal Company, Ltd.
  6. APHA – AWWA – WPCF. Standard methods for the examination water and wastewater. 15th edition. American Phublic Health Association. Washington. UAS. 1980.
  7. Department of Chemical Engieering, The University of Adelaide. “Red mud and bauxite”.
  8. Dương Văn Long. Kế hoạch hnh động quốc gia về quản lý hĩa chất. Tạp chí hố học v cơng nghiệp hố chất. số 6/2000. trang 2 –11.
  9. Hồng Nhm. Hố học vơ cơ. 3 tập. Nh xuất bản Gio Dục. 2000.
  10. IU. V. Lariakin, I. I. Angelov. Hố chất tinh khiết. Nh xuất bản Khoa Học & Kỹ Thuật. H Nội. 1990. 850 trang.
  11. Nguyễn Văn Phước. Qu trình và thiết bị trong công nghiệp hoá chất. Tập 13. Kỹ thuật xử lý chất thải cơng nghiệp. Trường đại học Bch Khoa TPHCM. 1998.
  12. Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hnh theo quyết định số 155/1999/QĐ-TTg cuả Thủ Tướng Chính Phủ. H Nội. 16/07/1999.
  13. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 51/2001/QĐ-TTg về ph duyệt kế hoạch pht triển ngnh hố chất Việt Nam 5 năm 2001 –2005. ngy 11/04/2001.
  14. S.P. Moodie v R. Hansen. Disposal of solid waste from an alumina refinery. Third national chemical engineering confernce at Mildura, Victoria, Australia, august 20-23, 1975.
  15. Shultz, J.G v J. S. Berber. Hydrogen sulfide remove from hot prodcer gas with sinterd absorbents. J. Air pollution Control Ass. 1970.
  16. Third national chemical engineering conference at Mildura, Victoria, Australia
  17. Trương Anh Kiệt, Trần Xun H, Đồng Văn Nhì, L Như Hng. Tiềm năng khống sản Việt Nam – hiện trạng khai thc v mơi trường. Tạp chí cơng nghệ mỏ. Số 1 năm 1999, trang 20-21 v số 2 năm 1999, trang 14-16.
  18. Trương Mạnh Tiến. Vấn đế mơi trường đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp v việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia quản lý mơi trường. Tạp chí Bảo vệ mơi trường.số 1/2001. trang 7-12.
  19. UNDP, UNIDO, Hướng dẫn kiểm tốn giảm thiểu chất thải cơng nghiệp. /1999. 120 trang.
  20. www.cinet.vnnnews.com
  21. www.hcmste.gov.vn. Sở KHCN&MT TPHCM. Trung tm thơng tin khoa học - công nghệ TPHCM.
  22. Ju. Lurie. Handbook of Analytical Chemistry. 2nd Edition. Mir publishers. Moscov. USSR. 1978
  23. Tạp chí Cơng nghệ Hố học. Thng 9/2001.
  24. Nguyễn Hữu Cường. Phòng chống nhiễm độc trong công nghiệp hoá chất. Công nhân Kỹ thuật. H Nội. 1982. 136 trang.
  25. Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, L Nguyn Đương, Long Thanh Hng, Đinh Văn Huỳnh, Nguyễn Trọng Khuơng, Phan Văn Thơm, Phạm Xun Toản, Trần Xoa. Sổ tay qu trình v thiết bị cơng nghệ hố chất. Tập II. Nh xuất bản Khoa học v Kỹ thuật. H Nội. 1999. 450 trang.
  26. H Thị An, Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đi, L Nguyn Đương, Long Thanh Hng, Đinh Văn Huỳnh, Tưởng Thị Hội, Nguyễn Phương Khu, Nguyễn Trọng Khuơng, Phan Văn Thơm, Phạm Xun Toản, H Văn Trượng, Trần Xoa, Đinh Trọng Xoan. Sổ tay qu trình và thiết bị cơng nghệ hố chất. Tập I. Nh xuất bản Khoa học v Kỹ thuật. H Nội. 1992. 630 trang.